I. Vị trí địa lý:

   Nhật Bản là quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành.

   Bốn quần đảo đó là:

• Quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima).
• Quần đảo Nhật Bản.
• Quần đảo Ryukyu.
• Quần đảo Izu-Ogasawara.

   Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung.

   Diện tích: Trên đất liền: 377906,97 km² , rộng thứ 60 trên thế giới; Lãnh hải: 3091 km².

   Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan 富士山) cao 3776 mét, hiện có hơn 60 núi lửa đang hoạt động, vì vậy động đất thường xảy ra.

   Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.

   Nhật Bản được hình thành bằng 4 đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu.

– Hokkaido có rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư còn thưa thớt. Các trung tâm công nghiệp lớn: Sapporo và Muroran.

– Honshu là đảo có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo. Các trung tâm công nghiệp lớn: Tokyo, Yokohama, Kyoto, Nagoya, Osaka và Konbe.

– Kyushu là đảo phát triển công nghiệp nặng đặc biệt là khai thác than và thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Fukuoka và Nagasaki.

– Shikoku là đảo ngành nông nghiệp đóng vai trò phát triển kinh tế chính.

   Nhật Bản chia làm 9 vùng địa lý, gồm: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki (Kansai), Chugoku, Shikoku, Kyushu và Ryuku.
 

  • Vùng Hokkaido khu vực có diện tích lớn nhất Nhật Bản gồm tỉnh Hokkaido.
  • Vùng Tohoku là vựa lúa của Nhật Bản gồm tỉnh Akita, Aomori, Fukushima, Iwate, Miyagi và Yamagata.
  • Vùng Kanto là khu vực có mức độ đô thị cao nhất Nhật Bản gồm tỉnh Chiba, Gunma, Ibaraki, Kanagawa, Saitama, Tochigi và Tokyo.
  • Vùng Chubu là khu vực có địa hình núi hiểm trở và có đỉnh núi cao nhất Nhật Bản, núi Phú sĩ (Fujisan) gồm tỉnh Aichi, Fukui, Gifu, Ishikawa, Nagano, Niigata, Shizuoka, Toyama và Yamanashi.
  • Vùng Kinki là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Nhật Bản gồm tỉnh Nara, Wakayama, Mie, Kyoto, Osaka, Hyogo, và Shiga.
  • Vùng Chugoku gồm 5 tỉnh Hiroshima, Yamaguchi, Shimane, Tottori, và Okayama.
  • Shikoku vừa là vùng địa lý vừa là một trong bốn đảo của Nhật Bản bao gồm tỉnh Ehime, Kagawa, Kochi và Tokushima.
  • Kyushu vừa là vùng địa lý vừa là một trong bốn đảo của Nhật Bản, đây là nơi sinh thành nền văn hoá của Nhật Bản, bao gồm tỉnh Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto, Miyazaki, Nagasaki, Oita và Saga. Kyushu bao gồm cả quần đảo Okinawa.

Bản đồ về 9 vùng địa lý của Nhật Bản:

dialynhatban

Phương Khanh – UE

8054043385384e661729
Website | + posts

Ông Nguyễn Xuân Thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du học UE. Với sứ mệnh giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam vươn ra biển lớn để học hỏi, thành công quay về xây dựng Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Trong 15 năm qua, ông đã tư vấn, định hướng du học cho hàng ngàn bạn trẻ đến học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, New Zealand,... Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết và khát vọng, ông tin rằng việc chia sẻ kiến thức du học tích lũy trong nhiều năm qua đã giúp được nhiều bạn trẻ của Việt Nam vươn ra biển lớn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *