Hơn 90.000 sinh viên quốc tế từ hơn 190 quốc gia khác nhau nhập học mỗi năm ở đất nước hoa tulip này là một con số rất đáng kể.
12 trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 200 trường đại học tốt nhất thế giới là một con số khẳng định danh tiếng.
Nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực thế mạnh này, Chính phủ Hà Lan luôn khuyến khích các tài năng quốc tế đến để học tập, trao đổi và làm việc tại các tập đoàn hay công ty khởi nghiệp của họ.
12 trường nằm trong Top 200 của bảng xếp hạng Times Higher Education World University Rankings 2016 cung cấp chương trình đào tạo đa dạng để mỗi sinh viên có thể tìm ngành học theo ý muốn của mình. Học phí và sinh hoạt phí tại đây cạnh tranh so với các quốc gia nói tiếng Anh khác. Các nguồn học bổng cũng rất đa dạng, đến từ Chính phủ Hà Lan, Bộ Giáo dục, nhiều trường đại học Hà Lan cũng như một số tổ chức quốc tế khác.
Các ngành học nổi bật của Hà Lan là truyền thông, kiến trúc, kỹ sư dân dụng, khảo cổ học.
Sinh viên từ hơn 190 quốc gia khác nhau đến học tập đã làm nên một Hà Lan có sự kết nối chặt chẽ giữa các nền văn hóa, cũng như cộng đồng kinh tế trên khắp thế giới. Người Hà Lan nổi tiếng bởi sự cởi mở, thẳng thắn, vì vậy sinh viên rất dễ dàng để gặp gỡ và trao đổi ý kiến với họ.
>> Học bổng 10 – 30% từ Oncampus Amsterdam – CEG Hà Lan
Chính phủ cho phép sinh viên quốc tế được phép làm thêm trong thời gian học tập ở Hà Lan để có thể tự trang trải một phần học phí và sinh hoạt phí. Việc làm thêm còn giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng mềm, dễ dàng tìm một việc làm tốt sau khi hoàn thành khóa học.
Tìm hiểu việc làm thêm khi du học Hà Lan sẽ có một số lưu ý như sau:
Về Giấy phép làm việc
Sinh viên thuộc Khối Cộng đồng chung châu Âu được phép làm thêm tại Hà Lan mà không cần phải xin giấy phép lao động và không bị giới hạn số giờ làm thêm mỗi tuần. Sinh viên ngoài Khối Cộng đồng chung châu Âu sẽ phải tuân thủ những quy định riêng về việc đi làm thêm.
– Xin giấy phép làm việc: Sinh viên quốc tế (trong đó có Việt Nam) muốn làm thêm tại Hà Lan phải có giấy phép làm việc mới được xem hợp pháp. Nhà tuyển dụng phải xin giấy phép làm việc cho bạn và được tổ chức cấp phép UWV Werkbedrijf đồng ý, bạn sẽ được làm việc tối đa 10 giờ/tuần trong suốt năm học và được làm toàn thời gian trong những tháng hè (tháng 6, 7 và 8).
– Để xin giấy phép lao động bạn phải cung cấp bản sao giấy phép cư trú du học sinh và giấy xác nhận trình trạng học tập của trường. Đơn xin phép sẽ được xử lý trong vòng 5 tuần.
– Sinh viên tự ý làm việc không xin giấy phép sẽ bị phạt rất nặng nếu bị phát hiện.
– Trường hợp không cần giấy phép làm việc: Bạn không cần phải xin giấy phép làm việc nếu trong quá trình học tập có khóa thực tập mà thực tập là một phần trong khóa học. Nhà trường và người chủ doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng thực tập nên bạn không cần phải xin phép.
Về Bảo hiểm
Để có thể làm việc tại Hà Lan, sinh viên phải mua bảo hiểm sức khỏe công cộng Hà Lan. Bảo hiểm này được gọi là Basiszorgverzekering, nhằm bảo đảm quyền lợi của sinh viên khi gặp vấn đề về sức khỏe cũng như kiểm soát việc làm thêm của sinh viên quốc tế.
Bạn cũng có thể mua bảo hiểm từ những nhà cung cấp khác, tuy nhiên những loại bảo hiểm đó không đảm bảo được đầy đủ quyền lợi cho bạn.
>> 10 trường Đại học tốt nhất ở Hà Lan
Về Thuế thu nhập và an ninh xã hội
Khi đến Hà Lan bạn sẽ được cấp tự động BSN (số dịch vụ công dân) tương đương với số an ninh xã hội dùng để liên lạc với chính quyền sở tại.
Là du học sinh tại Hà Lan đi làm thêm bạn sẽ phải đóng hai loại thuế.
Một là thuế thu nhập cho bất kỳ số tiền nào kiếm được trong quá trình học tập ở Hà Lan.
Hai là thuế an ninh xã hội cho thu nhập kiếm được mỗi tháng.
Thuế này dùng để chi trả cho bạn trong trường hợp chẳng may gặp tai nạn lao động.
Một điều bạn cần phải lưu ý rằng một số học bổng của các trường Hà Lan cũng được xem là thu nhập và phải chịu thuế.
Tìm việc làm ở đâu?
Các công ty giới thiệu việc làm trong tiếng Hà Lan được gọi là Uitzendbureaus. Hai công ty phổ biến là Randstad có văn phòng toàn cầu và Undutchables tổ chức nhỏ hơn giúp người không nói tiếng Hà Lan tìm việc.
Sinh viên cũng có thể tìm việc ở các hội chợ việc làm diễn ra vài lần trong năm được tổ chức bởi các trường đại học. Các văn phòng quốc tế tại các trường đại học cũng có thông tin về việc làm.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm việc ở những trang web giới thiệu việc làm tại Hà Lan sau đây:
international.monsterboard.nl
jobs.expatica.com
iamexpat.nl
undutchables.nl
togetherabroad.nl
dutchisnotrequired.nl
jam-nhtv.nl
>> Trải nghiệm cuộc sống thú vị khi du học Hà Lan
– Hồng Ân –
Hotline: 1800 6972 (Miễn Phí Cuộc Gọi) CÔNG TY DU HỌC UE |
Ông Nguyễn Xuân Thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du học UE. Với sứ mệnh giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam vươn ra biển lớn để học hỏi, thành công quay về xây dựng Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Trong 19 năm qua, ông đã tư vấn, định hướng du học cho hàng ngàn bạn trẻ đến học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, New Zealand,... Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết và khát vọng, ông tin rằng việc chia sẻ kiến thức du học tích lũy trong nhiều năm qua đã giúp được nhiều bạn trẻ của Việt Nam vươn ra biển lớn thành công!
Bài viết liên quan