Tuy nhiên, vì thời gian để hoàn tất các khóa học và nhận bằng hoàn toàn khác nhau nên loại hình công việc và mức lương cũng khác nhau. Với những nét đặc trưng riêng, TAFE và đại học đều là nơi cho bạn cơ hội học tập tuyệt vời bởi có thể đáp ứng được nhu cầu học tập và đào tạo của tất cả những người học tại Úc.

Trong phần phân tích dưới đây chúng tôi sẽ tập trung so sánh chất lượng đầu ra của TAFE và trường đại học xoay quanh các vấn đề:

  • Tìm kiếm việc làm
  • Loại công việc
  • Mức lương
  • Bằng cấp
  • Mức độ hài lòng đối với chương trình đào tạo
  • Các kế hoạch học lên cao

​>> Trường Đại học Brown: Nơi phù thủy Emma Watson đang theo học

TAFE school
Nếu xét về qui mô thì các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề (VET) mà TAFE là một phần quan trọng, lớn gấp đôi so với lĩnh vực đào tạo đại học và sau đại học ở Úc. Tỷ lệ sinh viên đăng ký học toàn thời gian ở TAFE là 1/10, trong khi con số này ở các trường đại học là 8/10.

Tại các cơ sở giáo dục này, bạn có thể theo học nhiều chuyên ngành đa dạng khác nhau bao gồm: quản trị kinh doanh, khoa học và công nghệ, thiết kế và nghệ thuật, truyền thông, thể thao và giải trí, dịch vụ cộng đồng và y tế, du lịch và chiêu đãi, kỹ thuật và xây dựng, thiết kế cảnh quan, quản lý đất đai và Anh ngữ.

Tốc độ tăng trưởng của của VET, mà cụ thể là các chương trình dạy nghề ở các trường TAFE tăng rất nhanh, cho thấy có một nhu cầu khá lớn từ phía người học.

Sinh viên mới tốt nghiệp có dễ dàng tìm được việc làm?

Đối với những người trẻ tuổi thì có được một việc làm ổn định sẽ mang đến cho họ sự tự do, nhiều sự chọn lựa, cơ hội và kinh nghiệm. Tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp ở cả hai khu vực đều cao.

  • 3/4 (77.3%) sinh viên tốt nghiệp từ TAFE tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc khóa học và 2/3 (66.3%) tốt ngiệp đại học tìm được việc làm trong vòng 4 tháng sau khi tốt nghiệp.
  • Mặt khác, số sinh viên tốt nghiệp đại học chưa muốn bắt đầu tìm việc ngay sau khi tốt nghiệp nhiều hơn gấp 2,5 lần so với sinh viên tốt nghiệp từ TAFE. Một số lý do giải thích cho tình trạng này có thể là do họ muốn tiếp tục học lên cao, trách nhiệm đối với gia đình (như kết hôn, sinh con…) hoặc du lịch.
  • Tỷ lệ sinh viên TAFE tìm việc làm bán thời gian cao hơn gần 2 lần so với sinh viên đại học.

Xu hướng tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp?

Đầu ra của sinh viên tốt nghiệp từ TAFE và đại học khá giống nhau, 2/3 sinh viên tìm được việc làm ngay sau khi hoàn thành chương trình học. Tuy nhiên có nhiều nét khác biệt giữa 2 nhóm nghề nghiệp mà sinh viên thuộc 2 nhóm này lựa chọn.

  • Sinh viên tốt nghiệp từ TAFE làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là lao động phổ thông và công nhân thuộc các lĩnh vực như cơ khí, chế biến gỗ, điện tử, đầu bếp, thư ký trung cấp hoặc sơ cấp, bán hàng và dịch vụ ở các vị trí trợ lý bán hàng, quản lý cửa hàng, thư ký riêng…
  • Sinh viên tốt nghiệp đại học tập trung vào một vài lĩnh vực ngành nghề chuyên môn và nâng cao như kế toán viên, bác sĩ, nha sĩ, chuyên viên điều trị vật lý trị liệu và nhà nghiên cứu.
  • Số sinh viên tốt nghiệp đại học làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn và ở các vị trí quản lý cao hơn so với các sinh viên tốt nghiệp từ TAFE.
  • Tuy nhiên, các sinh viên tốt nghiệp từ TAFE lại có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn, vì thế dễ xin việc làm hơn so với các sinh viên tốt nghiệp đại học.
  • Sinh viên tốt nghiệp từ TAFE có xu hướng trở thành lao động phổ thông hoặc công nhân trong lĩnh vực có liên quan cao gần gấp đôi so với số dân Úc trong độ tuổi từ 15-24, điều này phản ánh sự tập trung của TAFE trong các lĩnh vực đào tạo nghề, trong đó gồm có các chương trình học việc và thực tập.
  • Trong thời gian đang đi học, sinh viên thường được tuyển vào các vị trí như thư ký bậc trung hoặc sơ cấp, nhân viên bán hàng hoặc làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, đôi khi là những công việc bán thời gian như phục vụ bàn; tuy nhiên, sau khi được cấp bằng thì phần lớn sinh viên tốt nghiệp từ TAFE đều tìm được công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn.
  • Sinh viên tốt nghiệp đại học luôn chiếm ưu thế trong các lĩnh vực chuyên nghiệp, chỉ có một số ít khoảng 1.0% sinh viên tốt nghiệp đại học là làm việc ở khâu trung gian trong lĩnh vực sản xuất và vận tải, so với tỷ lệ này ở các sinh viên tốt nghiệp từ TAFE là 12%.

Mức lương

Có sự khác biệt đáng kể về mức lương giữa đầu ra của trường đại học và TAFE. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này. Những nguyên nhân đó bao gồm:

  • Khóa học của TAFE và trường đại học được thiết kế khác nhau tùy vào mục tiêu đào tạo những kỹ năng khác nhau. Hơn nữa yêu cầu học lực đầu vào của từng khóa cũng có sự chênh lệch.
  • Độ dài của khóa học – sinh viên mới rời ghế nhà trường sau khóa học 1 năm tại trường TAFE có thể tìm được nhiều cơ hội làm việc trong khi thời gian đó đối với sinh viên bậc đại học là 3 năm.
  • Mức lương khởi điểm càng cao thì công việc đòi hỏi kỹ năng càng cao – sau khi hoàn tất các khóa học như Luật hoặc Nha thì sinh viên mới TN đại học có thể tìm được việc làm có mức lương cao hơn so với sinh viên được đào tạo từ TAFE trong các ngành nghề bán chuyên nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phổ thông.
  • Trong cùng một nhóm nghề nghiệp, mức lương mà sinh viên từ 2 nhóm này có thể nhận được khác nhau bởi sự phân chia theo tính chất công việc của họ khác nhau.

Tóm lại, thời gian đào tạo càng dài thì mức lương càng cao, những công việc ở vị trí quản lý và đòi hỏi chuyên môn thường được trả lương cao hơn các công việc khác.

Dưới đây là mức thu nhập trung bình một tuần của người nghiệp từ TAFE so với người tốt nghiệp đại học:

 

  • Những người tốt nghiệp từ TAFE có mức lương khác nhau đáng kể, song trung bình thường thấp hơn so với những người tốt nghiệp đại học vì những lý do đã đề cập bên trên.
  • Các vị trí quản lý, quản trị và các công việc đòi hỏi chuyên môn có mức lương cao nhất. Cụ thể mức lương trung bình ở vị trí quản lý, quản trị của người tốt nghiệp đại học là $710/tuần và TAFE là $693/tuần. Mức lương trung bình của các công việc đòi hỏi chuyên môn ở người TNĐH là $582/tuần và của TAFE là $531/tuần. Những vị trí công việc mà sinh viên TNĐH có thể đảm nhận bao gồm: nhân viên kế toán, bác sỹ, kỹ sư và y tá. Đối với những sinh viên TN TAFE, các công việc gồm có: đại diện kỹ thuật bán hàng, phát thanh viên, nhân viên thiết kế nội thất.
  • Người lao động phổ thông và làm việc trong lĩnh vực ngành nghề liên quan hầu hết đều do các trường TAFE đào tạo và cung cấp cho thị trường việc làm, mức lương trung bình đạt $478/tuần. Các công việc tiêu biểu trong nhóm này bao gồm nhân viên kỹ thuật âm thanh, đầu bếp, thợ làm tóc, thợ điện ô tô, thợ hàn và công nhân xây dựng.

>> Trường Cao đẳng cộng đồng Riverside, Mỹ

Văn bằng của các loại hình đào tạo này là gì?

Các loại văn bằng chứng chỉ do TAFE và trường đại học cấp tuy khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau. Bằng cấp của TAFE xếp hạng từ Chứng chỉ cấp I cho đến bằng cử nhân. Trường đại học, chủ yếu cấp các loại bằng nâng cao, từ văn bằng chuyên nghiệp (diploma) cho cho đến bằng Tiến sỹ. Hệ thống bằng cấp của 2 hệ đào tạo này chỉ chồng chéo đôi chút.

Đa số sinh viên tốt nghiệp đại học nhận được bằng cử nhân nhưng đối với sinh viên tốt nghiệp TAFE, họ có thể nhận bằng cử nhân hoặc chứng chỉ ở nhiều chuyên ngành khác nhau.

Sự khác biệt về bằng cấp được thể hiên ở:

  • Gần 9 trên 10 sinh viên TNĐH (87.2%) tham gia các khóa đào tạo lấy bằng cử nhân. Loại bằng cấp này yêu cầu thời gian học phải tối thiểu là 3 năm, chương trình toàn thời gian.
  • Bằng cấp có ưu thế nổi trội duy nhất dành cho sinh viên TN TAFE là Chứng chỉ AQF III hoặc tương đương (chứng chỉ nghề). Yêu cầu đối với khóa học này khác nhau, tùy vào quy định nhưng nhìn chung thời gian học có thể kéo dài khoảng 2-3 năm mặc dù không nhất thiết là phải học toàn thời gian.
  • Khoảng 8/10 (81.1%) bằng cấp mà TAFE đã cấp là thuộc Chứng chỉ cấp I đến cấp IV (và tương đương). Ở cấp độ này, người học được yêu cầu học trong thời gian từ vài tháng đến vài năm.

TAFE school1
Học chuyển tiếp – giáo dục linh hoạt và các chương trình đào tạo chuyển tiếp

  • Các bằng cấp trong Hệ thống Văn Bằng Úc (Australian Qualifications Framework – AQF) có thể liên kết với nhau trong nhiều chương trình chuyển tiếp từ phổ thông, dạy nghề lên đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và công việc. Các chương trình liên kết mang tính đa ngành được bố trí như sau:
  • Liên kết và Chuyển đổi tín chỉ (Articulation and Credit Transfer) – cho phép liên kết các chương trình đào tạo và chuyển tín chỉ từ các trường dạy nghề có đăng ký lên các cơ sở đào tạo và trường đại học;
  • Công nhận kỹ năng có trước (RPL) – cho phép người học lấy tín chỉ thông qua việc đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được từ trước qua quá trình giáo dục, đào tạo, làm việc và kinh nghiệm sống của họ.
  • Một số ví dụ về chương trình chuyển tiếp giữa các trường TAFE hoặc từ TAFE lên đại học:
  • Có thể học các khóa TAFE ở cấp độ cao hơn sau khi hoàn tất các khóa học thấp hơn như Chứng chỉ I, nhiều khóa được thiết kế như một khóa ‘tiền tuyển dụng’ (‘pre-employment’).
  • Các khóa TAFE có thể liên kết lên đại học do có thể chuyển thành tín chỉ. Đối với các sinh viên tốt nghiệp TAFE muốn học tiếp lên đại học, đa số đều nhận được RPL liên quan đến khóa TAFE trước đó.
  • Các sinh viên tốt nghiệp đại học có thể đăng ký học một khóa TAFE để đáp ứng một số kỹ năng làm việc hoặc tích lũy tín chỉ để học lên cao hơn.

Kế hoạch học lên cao hơn của các sinh viên tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, số lượng sinh viên ở các trường TAFE vừa đi làm vừa tiếp tục học lên (học bán thời gian) cao hơn so với các sinh viên đại học. Trong khi tỷ lệ sinh viên TNĐH học lên cao hơn trong chương trình toàn thời gian đạt gần gấp đôi so với sinh viên tốt nghiệp TAFE. Hầu hết sinh viên đều cảm thấy hài lòng về các khóa học của mình. Mức độ hài lòng chung với chất lượng của khóa học đối với chương trình đào tạo của TAFE và đại học tương đương nhau. Thang điểm đánh giá sử dụng trong 2 bảng câu hỏi khảo sát khác nhau nên việc so sánh trực tiếp cả 2 loại hình này cần phải xem xét thận trọng.

>> Top 10 trường Đại học đào tạo ngành kinh tế hàng đầu tại Mỹ

TỐ AN

Hotline: 1800 6972 (Miễn Phí Cuộc Gọi)
Đăng kí thông tin Học Bổng, Du Học các nước: goo.gl/forms/llkfce1MjZyaZI6p2

CÔNG TY DU HỌC UE
Trụ sở chính

Địa chỉ: 21 Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Quận 1 – Tp. HCM
Địa chỉ: 28C Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Quận Tân Phú – Tp. HCM
Địa chỉ: 445 Lũy Bán Bích, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 272 Nguyễn Văn Linh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

8054043385384e661729
Website | + posts

Ông Nguyễn Xuân Thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du học UE. Với sứ mệnh giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam vươn ra biển lớn để học hỏi, thành công quay về xây dựng Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Trong 19 năm qua, ông đã tư vấn, định hướng du học cho hàng ngàn bạn trẻ đến học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, New Zealand,... Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết và khát vọng, ông tin rằng việc chia sẻ kiến thức du học tích lũy trong nhiều năm qua đã giúp được nhiều bạn trẻ của Việt Nam vươn ra biển lớn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *