Diện tích 809,444 km2
Thủ phủ Sydney
Dân số 7,099,700 người
Mật độ dân số 8.9 người/km2
New South Wales (viết tắt NSW) là bang đông dân nhất của Úc, nằm ở phía đông nam nước Úc. New South Wales nam giáp Victoria, bắc giáp Queensland, tây giáp South Australia còn đông hướng ra biển Tasman. Tên “New South Wales” được thành lập vào năm 1788, lúc ban đầu bao gồm toàn lục địa Úc, cùng với New Zealand, đảo Lord Howe và đảo Norfolk. Sang thế kỷ 19 nhiều đơn vị khác được tách ra để thành các xứ Tasmania, Nam Úc (South Australia), Victoria, Queensland và New Zealand.Dân cư của New South Wales được gọi là New South Welshman hoặc Cornstalk (tiếng lóng). Thành phố lớn nhất của New South Wales và cũng là thủ phủ là Sydney.Về từ nguyên, địa danh “New South Wales” không có nguồn gốc rõ rệt. Tên này có thể khai sanh để kỷ niệm vùng South Wales ở Anh hay cũng có thể là để chỉ định một xứ Wales mới ở vùng Nam bán cầu.Trong nhật ký hải trình khi đi khảo sát bờ biển phía đông của lục địa Úc, Phó đô đốc James Cook (sau này là Thuyền trưởng James Cook) ban đầu đặt tên bờ biển phía đông của Úc là “New Wales”, sau đó sửa lại trong nhật ký hải trình thành “New South Wales”.
Lịch sử
Những cư dân nguyên gốc của khu vực này là những bộ lạc thổ dân Úc đến Úc khoảng 40 đến 60 ngàn năm trước. Đối với người Âu châu thì việc khám phá ra khu vực này là do thuyền trưởng James Cook trong chuyến hành trình dọc theo bờ biển phía đông của Úc vào năm 1770.Nhóm người Anh định cư đầu tiên theo như lịch sử Úc là First Fleet (Đoàn tàu Thứ nhất) dẫn đầu bởi Thuyền trưởng Arthur Phillip cập bến năm 1788. Ông cũng là vị Thống đốc đầu tiên, từ năm 1788 cho đến năm 1792. Trong suốt thời gian này New South Wales hoàn toàn là thuộc địa tù khổ sai.Sau nhiều năm rối loạn, vô chính phủ và cuộc nổi loạn rượu Rum mà kết quả là Thống đốc William Bligh bị lật đổ, một toàn quyền mới, Trung tá (sau này là Đại tướng) Lachlan Macquarie được gởi đến từ Anh để cải tạo lại khu định cư vào năm 1809. Trong thời gian làm thống đốc, Macquarie đã cho xây dựng đường sá, cảng biển, nhà thờ và các tòa nhà công cộng, gửi những đoàn thám hiểm đi xuyên qua lục địa Úc và thuê một người vẽ thiết kế bản đồ đường sá thành phố Sydney.
Sau này vào giữa thế kỉ 19 có một cuộc đổ xô đi tìm vàng và đã có một số lượng dân nhập cư vào New South Wales. Người ta ước tính là dân số tăng 100,000 người trong khoảng thời gian ngắn hơn 10 năm.Ngay sau cuộc đổ xô tìm vàng, cư dân yêu cầu một nhà nước có trách nhiệm có thể tự quản lý chính nó. Kết quả là New South Wales Constitution Act (Đạo luật Hiến pháp NSW) vào năm 1855, được giới thiệu vào Quốc hội Anh bởi nhà cải cách Lord Lord John Russell, người muốn một hiến pháp cân bằng các thành phần dân chủ và các nhóm lợi ích dựa theo tài sản, giống như hệ thống Quốc hội Anh vào thời điểm đó. Đạo luật đã tạo ra một Quốc hội New South Wales với hai viện, với hạ viện là Hội đồng lập pháp New South Wales, bao gồm 54 thành viên. Vì dân số tiếp tục tăng lên, các thuộc địa riêng được tách ra khỏi vùng NSW mở rộng. Tasmania, Victoria, South Australia (Nam Úc) và Queensland được thành lập như là các vùng thuộc địa tự trị làm giảm NSW xuống khu vực hiện nay.
Địa lý và dân cư
New South Wales nằm ở phía Đông Nam Châu Úc và là Bang đông dân nhất và công nghiệp hóa cao nhất của Australia với tỷ lệ dân số thành thị cao.Thủ phủ của Bang New South Wales là Thành phố Sydney, thành phố lớn nhất Australia với cộng đồng dân cư đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sydney là một trung tâm tài chính quốc tế quan trọng và là một trong những hải cảng lớn nhất trên thế giới.
Tổng diện tích của Bang New South Wales là 802.000 km2, chiếm 10,4% diện tích Châu Úc. Dân số của Bang New South Wales là hơn 6,37 triệu người trong đó khoảng 70% được sinh ra trên đất Australia, bộ phận còn lại tới từ Anh, New Zealand và Trung Quốc.NSW có thể được tạm chia thành bốn vùng: vùng duyên hải; vùng núi Great Dividing Range nằm sâu trong đất liền cách bờ biển khoảng 100km, vùng núi Blue Mountains nằm về phía tây Sydney; và vùng núi Snowy Mountains ở miền nam. Phía tây dãy Great Dividing Range là vùng đất nông nghiệp: các vùng đồng bằng khô ráo chiếm 2/3 diện tích tiểu bang. Các vùng đồng bằng chạy dần vào đất liền về hướng tây nơi nhiệt độ có khi vượt hơn 40ºC. Các dòng sông chính ở NSW là Murray và Darling chạy về hướng tây băng qua các đồng bằng. Vào mùa đông, dãy núi Snowy Mountains (tạm dịch dãy Tuyết Sơn) thật sự phản ánh tên gọi của chúng.
Khí hậu
Sydney được thiên nhiên ưu đãi với một khí hậu ôn hòa, nhiệt độ về đêm hiếm khi xuống thấp hơn 10oC, nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng 25oC. Nhiệt độ mùa hè có khi lên đến 40oC và độ ẩm cao gây ngột ngạt nhưng các trận mưa to thường giúp giảm thấp nhiệt độ trong khoảng thời gian giữa tháng Mười và tháng Ba. Khí hậu mùa đông thường mát hơn lạnh. Tiết trời đẹp nhất vào khoảng tháng Ba – tháng Tư và tháng Mười – tháng Mười Một, ban ngày trời ấm và quang đãng, ban đêm mát mẻ.
Kinh tế
Nền kinh tế của Bang New South Wales được đa dạng hóa cao với thế mạnh trong nhiều lĩnh vực. Trước hết, New South Wales là một trong những nền kinh tế dịch vụ hàng đầu thế giới. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin là rất phố biến. Đồng thời, New South Wales còn có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khoáng sản, công nghiệp chế biến và chế tạo. Những ngành mới như công nghệ sinh học, nuôi trồng thủy sản và các trung tâm giao dịch cũng đang phát triển mạnh ở Bang này.Với những điều kiện thuận lợi về mọi mặt, bang New South Wales đang ngày càng phát triển và đây cũng là điểm đến lý tưởng với sinh viên quốc tế hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du học UE. Với sứ mệnh giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam vươn ra biển lớn để học hỏi, thành công quay về xây dựng Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Trong 19 năm qua, ông đã tư vấn, định hướng du học cho hàng ngàn bạn trẻ đến học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, New Zealand,... Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết và khát vọng, ông tin rằng việc chia sẻ kiến thức du học tích lũy trong nhiều năm qua đã giúp được nhiều bạn trẻ của Việt Nam vươn ra biển lớn thành công!
Bài viết liên quan