Khi chuyển đến một nền văn hóa mới lạ – vốn khác biệt với nền văn hóa quen thuộc – thì hiện tượng sốc văn hóa là một biểu hiện thường thấy. Tùy vào mỗi người, tùy thuộc môi trường mà quá trình trên sẽ rất ngắn hoặc đôi khi kéo dài, tạo ra những khó khăn trong việc hòa nhập vào một nền văn hóa mới.

>> Mừng ngày của Cha – Thấy yêu Cha nhiều hơn

soc van hoa>> Bạn đã phân biệt rõ Homestay và Host Family???

“Sốc văn hoá” là một hiện tượng tâm sinh lý mà bất cứ du học sinh nào đều phải trải qua khi lần đầu tiên đến sống ở một đất nước xa lạ. Tuỳ thuộc vào sự hiểu biết, tuổi tác hay sự chuẩn bị về tâm lý của từng người mà mức độ ảnh hưởng của “sốc văn hoá” và thời gian vượt qua của mỗi người khác nhau. Sốc văn hóa có thể được chia thành bốn giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu. Ban đầu du học sinh cảm thấy rất hạnh phúc và háo hức khi tiếp cận, khám phá và trải nghiệm một nền văn hoá mới. Quãng thời gian vui vẻ thường kéo dài không lâu và mức độ của sự hạnh phúc cũng có thể sẽ không bao giờ lặp lại.

2. Giai đoạn khủng hoảng. “Tôi đã quá mệt mỏi. Không ai hiểu tôi. Tôi muốn về nhà!”. Đây có thể là điều bạn sẽ nói trước khi bạn đá chân vào tủ quần áo của mình. Thực tế sẽ kéo bạn trở lại. Giai đoạn này xảy ra ở bất cứ nơi đâu và kéo dài trong hai tuần đầu tiên hoăc thậm chí đến vài tháng. Một số trong những khác biệt mà bạn cảm thấy ngạc nhiên ở nơi mới mẻ này là dây thần kinh của bạn bắt đầu phải hoạt động mạnh mẽ. Bạn phải đấu tranh để làm cho mình hiểu được người dân địa phương, bạn cảm thấy mình chỉ như một đứa trẻ, rối loạn và mệt mỏi.

3. Giai đoạn thích nghi. Hiện tại, bạn vẫn đang ở đây. Mọi việc đều tốt. Tìm hiểu, chấp nhận và thích ứng là yếu tố quan trọng bây giờ. Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu đối mặt với những thách thức mới theo chiều hướng tích cực. Cuối cùng bạn sẽ hiểu được nền văn hóa mới khác với nền văn hóa của nước bạn, hãy chấp nhận, và bắt đầu thay đổi để thích ứng với nó cho phù hợp với tính cách cũng như con người cá nhân của chính bạn.

4. Giai đoạn hòa nhập. Đến giai đoạn này, bạn đã cảm thấy như ở nhà. Bạn không còn biết đến sự nỗ lực và thay đổi thói quen của mình trong giai đoạn trước đã diễn ra như thế nào. Cảm xúc của bạn đã ổn định và bạn cảm thấy thoải mái.

Các bước để vượt qua “Sốc văn hóa” 1 cách nhanh nhất:

Bước 1: Hãy luôn giữ một góc nhìn khách quan đối với sự khác biệt văn hóa: Vào những ngày đầu khi mới tìm hiểu và tiếp xúc với môi trường văn hóa còn lạ lẫm, bạn đừng nên vội vàng đưa ra kết luận rằng những khác biệt văn hóa bản địa so với bản thân đều có chiều hướng tiêu cực và sai trái. Cách tốt nhất là giữ cho mình cách nhìn khách quan, xem xét thật kỹ vấn đề trước khi đưa ra nhận xét cho bất cứ điều gì. Đồng thời, dành thời gian để trang bị những kiến thức văn hóa về quốc gia đang sinh sống cũng là việc cần thiết. Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau, có cách cư xử khác nhau. Hãy quan sát và học tập để hiểu biết thêm về xã hội, con người bốn phương một cách khách quan nhất.

Bước 2: Vượt qua rào cản ngôn ngữ: Đối với hầu hết mọi người, ngôn ngữ là rào cản lớn nhất khi ra nước ngoài sinh sống và học tập, làm việc. Như đã nói ở trên, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến “sốc văn hoá” chính là do bất đồng ngôn ngữ .Vì thế, chuẩn bị thật tốt về ngôn ngữ để có thể giao tiếp với người bản ngữ sẽ góp phần giảm thiểu những hiểu lầm do diễn đạt không đúng cũng như giảm thiểu sự bực tức khi không thể diễn đạt đúng suy nghĩ của mình bằng tiếng nước ngoài. Phương thức nhanh nhất để cải thiện khả năng giao tiếp là việc chủ động trong giao tiếp. Bạn nên nắm lấy cơ hội giao tiếp với người bản xứ bất cứ khi nào có thể, khi đó bạn sẽ dần dần làm quen với những gì họ nói, cách thức biểu đạt từ ngữ. Giai đoạn đầu có thể sẽ khó khăn nhưng đừng từ bỏ, dần dần bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp thường ngày đấy.

Bước 3: Làm quen với mọi thứ xung quanh: Môi trường mà bạn đang sống chính là nơi tốt nhất để bạn bắt đầu việc hòa nhập và thích nghi. Trò chuyện với bạn cùng phòng của bạn nếu bạn là một du học sinh, chủ động bắt chuyện với bạn cùng lớp để thiết lập các mối quan hệ mới. Ngoài ra, sách vở và tin tức báo đài cũng là những nguồn thông tin mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận… Nếu có thời gian, hãy tham gia vào các hoạt động cộng đồng và những lễ hội địa phương để nắm bắt văn hóa truyền thống của nơi bạn đang cư trú. Nhiều du học sinh đã chọn cách “thường trực” trong phòng của mình trừ những lúc đi học hoặc đi làm thêm và không tham gia bất cứ hoạt động ngoài trời nào cũng như tham quan bất cứ nơi đâu. Việc này sẽ gây cảm giác mệt mỏi và “bế tắc” cho cuộc sống phương xa của bạn, khơi gợi thường xuyên cảm giác nhớ nhà, nhớ gia đình và bạn bè đấy. Đồng thời, không giao tiếp với bên ngoài sẽ khiến bạn khó giải tỏa những khó khăn, tâm sự của bản thân và khiến bạn chỉ muốn được quay về quê hương. Sao bạn không thử làm một chuyến du lịch đến những địa điểm quanh nơi mình sống hoặc xa hơn (nếu có thể) để thay đổi không khí và các thói quen thường xuyên?

Bước 4: Thiết lập sự cân bằng trong cuộc sống với tinh thần thoải mái và lạc quan: Hãy đặt ra những lịch trình cụ thể cho chính bạn, việc này sẽ giúp cho bạn tự chủ trong sinh hoạt hằng ngày. Đừng để sự thay đổi văn hóa kiểm soát cuộc sống và suy nghĩ của bạn mà bạn nên thay đổi để thích nghi với nó. Không nên quá khó khăn với bản thân khi phạm sai lầm trong một tình huống giao tiếp nào đó với người bản xứ, luôn lạc quan và rút kinh nghiệm từ những lần vấp ngã nhé. Với những du học sinh thì việc cân bằng giữa học tập và sinh hoạt cũng nên chú ý. “Vùi đầu” vào việc học tập mà quên đi việc giải trí cần thiết sẽ khiến cuộc sống của bạn thiếu mất những gia vị riêng mà bạn chỉ có thể tìm được tại đất nước bản xứ. Tuy nhiên, chỉ lo khám phá mà quên đi mục đích chính là học tập sẽ khiến bạn đánh mất những cơ hội tương lai của mình và làm lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của bạn đấy. Cân bằng cuộc sống sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn bạn tưởng đấy!

>> Nên du học ngành truyền thông ở nước nào?

Tóm lại, “sốc văn hóa” sẽ xuất hiện trước bất kì ai, cho dù bạn đến từ môi trường văn hóa nào, cho dù bạn nhiều kinh nghiệm đến mấy, hay thậm chí dù bạn đã du lịch nhiều như thế nào. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn cần thiết và quan trọng nhất trong suốt quá trình hòa nhập vào một môi trường văn hóa mới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm về hiện tượng không thể tránh khỏi này để bạn có thể giảm thiểu những cú “Sốc văn hóa” khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau.

>> Tuyệt chiêu xếp đồ siêu hay khi đi du học

8054043385384e661729
Website | + posts

Ông Nguyễn Xuân Thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du học UE. Với sứ mệnh giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam vươn ra biển lớn để học hỏi, thành công quay về xây dựng Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Trong 19 năm qua, ông đã tư vấn, định hướng du học cho hàng ngàn bạn trẻ đến học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, New Zealand,... Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết và khát vọng, ông tin rằng việc chia sẻ kiến thức du học tích lũy trong nhiều năm qua đã giúp được nhiều bạn trẻ của Việt Nam vươn ra biển lớn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *