Nói về vấn đề nhà ở khi du học, hai hình thức homestay và host family đã không còn xa lạ với các bạn trẻ khi học tập tại nước ngoài. Tuy nhiên, bạn đã biết rõ về hai hình thức này chưa?

Lựa chọn homestay, khi…

Trường hợp bạn đã đủ 18 tuổi, bạn không có thân nhân tại nước sở tại cũng như không thể tự thuê nhà ở, không đăng kí được chỗ ở trong kí túc xá, bạn sẽ được nhà trường sắp xếp đến trọ tại một gia đình (homestay). Khi những gia đình người bản xứ dư phòng, họ sẽ đến đăng kí tại trường để nhận du học sinh đến ở. Vì vậy, mối quan hệ giữa gia đình “Homestay” và du học sinh chỉ là quan hệ giữa chủ nhà và sinh viên ở trọ mà thôi. Nếu gặp một gia đình thân thiện, họ cũng sẽ là chỗ dựa tinh thần đáng quý của bạn.

>> Sự tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng sinh viên quốc tế tại Nhật Bản trong năm 2014

bandaphanbietrohomestayvahostfamily

Nếu đăng kí homestay, bạn sẽ được yêu cầu đến ở trọ trong 4 tuần đầu tiên. Lựa chọn homestay trong những ngày đầu tiên xa xứ sẽ có nhiều thuận lợi với bạn. Bạn sẽ không quá cô đơn và đặc biệt là trong quá trình sinh hoạt chung với mọi người, bạn sẽ dần hiểu rõ văn hóa – lối sống của người bản xứ. Sau khoảng thời gian này, nếu cảm thấy đây là lựa chọn lý tưởng, bạn có thể tiếp tục ở với hình thức đóng tiền trọ 2 tuần/lần. Trường hợp không ở nữa, bạn cũng cần báo trước 2 tuần với chủ nhà.

Thông thường, tiền trọ của bạn sẽ bao gồm cả tiền ăn cho bữa sáng và tối tại nhà. Bữa trưa bạn sẽ tự ăn tại trường. Nếu chủ nhà đồng ý làm đầu bếp cho bạn, bạn sẽ đỡ phải tốn thời gian nấu nướng hoặc tìm chỗ mua thức ăn. Ngược lại, nếu chủ nhà không nấu ăn cho bạn thì họ chỉ lấy tiền nhà trọ mà thôi.

>> 30 ngày làm thực tập sinh ở Chanel

Với host family, thì…

Trường hợp bạn chưa đủ tuổi trưởng thành, nghĩa là dưới 18 tuổi, bạn không được ở nội trú và cũng không có thân nhân, nhà trường sẽ sắp xếp cho bạn đến ở cùng một gia đình bản xứ (host family). Về hình thức, host family chẳng khác gì homestay, nhưng về tính chất thì có sự khắc biệt rõ rệt. Để trở thành host family, những gia đình người bản xứ đăng kí tại trường đều phải có lý lịch tốt tại địa phương. Khi đến trường đăng kí làm “Host family”, họ phải phải điền vào một mẫu đơn với đầy đủ thông tin của gia đình như họ tên, thông tin nghề nghiệp, số thành viên trong gia đình, số phòng trong nhà, hình ảnh và thông tin về sinh hoạt trong gia đình, kể cả số thú nuôi trong nhà như chó, mèo…Những thông tin này cần thật sự chính xác bởi nhà trường sẽ cho người đến kiểm tra độ xác thực của các thông tin này trước khi chấp nhận gia đình này làm “Host family”. Một điểm khác biệt nữa host family và homestay: Đó là vấn đề tiền thuê nhà ở, với một số ít gia đình “Host family” thì nhà trường phải trả tiền cho họ. Nhưng phần lớn còn lại là những gia đình tình nguyện. Vì vậy, các bạn sinh viên khi ở tại đây sẽ không phải trả tiền hàng tuần cho chủ nhà.

homestaysvahostfamily2

Thay vì chỉ là quan hệ đơn thuần chủ nhà và người đến thuê như hình thức homestay, mối quan hệ giữa host family và các bạn sinh viên gắn bó hơn hẳn. Gia đình “Host family” phải có trách nhiệm giám hộ, giúp đỡ, chăm sóc và giúp đỡ du học sinh trong thời gian ngoài giờ học. Như vậy, các bạn du học sinh cũng như một thành viên trong gia đình và host family đó chính là mái ấm thứ hai của các bạn.

Thời gian lưu trú của các bạn tại các host family cũng được quy định dài hơn. Khi được sắp xếp vào ở tại một host family nào đó, nghĩa là các bạn phải lưu trú tại đó trong vòng một năm. Sau khoảng thời gian này, nếu muốn tiếp tục ở, bạn và gia đình bản xứ này phải đăng kí với nhà trường trong năm tiếp theo. Thời gian ở cùng với nhau tương đối dài, vì vậy, nếu giữa du học sinh và gia đình có xảy ra vấn đề không ổn thỏa với nhau thì đại diện trường sẽ đến tìm hiểu để có hướng giải quyết hòa giải.Trường hợp xấu nhất không giải quyết được thì trường sẽ cho chuyển du học sinh đến gia đình “Host family” khác trong thời gian ngắn nhất. Nhưng bạn có thể an tâm, đây là điều hiếm khi xảy ra, đa phần mối quan hệ giữa các bạn sinh viên và các host family rất tốt. Tại Mỹ, nhiều bạn du học sinh còn được các gia đình này nhận làm con nuôi trong quá trình du học.

Bây giờ, các bạn đã không còn thắc mắc về hai hình thức này rồi đúng không? Thử tưởng tượng nếu không an tâm về chỗ ở, liệu bạn có thể học tập tốt được chăng? Vấn đề nhà ở thật sự quan trọng trong hành trình du học, vì vậy hãy tìm hiểu kĩ lưỡng thông tin về vấn đề này trước khi lên đường nhé. Chúc các bạn sẽ chọn lựa được một chỗ ở thật thích hợp và thuận lợi cho mình trong suốt quá trình du học của mình.

Diệu Linh tổng hợp

8054043385384e661729
Website | + posts

Ông Nguyễn Xuân Thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du học UE. Với sứ mệnh giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam vươn ra biển lớn để học hỏi, thành công quay về xây dựng Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Trong 19 năm qua, ông đã tư vấn, định hướng du học cho hàng ngàn bạn trẻ đến học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, New Zealand,... Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết và khát vọng, ông tin rằng việc chia sẻ kiến thức du học tích lũy trong nhiều năm qua đã giúp được nhiều bạn trẻ của Việt Nam vươn ra biển lớn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *