Đây là một vài lời khuyên có giá trị cho việc làm thế nào để lập ngân sách thành công và tránh tích trữ thêm cho những khoản nợ đáng buồn của các bạn sinh viên.
Cũng như hầu hết sinh viên, số tiền bạn có có thể bị giới hạn, nhất là với bao việc phải lo khi du học tại nước ngoài. Giữa viện trợ tài chính từ gia đình, những khoản tiết kiệm với một công việc part-time, bạn chỉ có thể duy trì trong những năm học. Tuy nhiên, nếu không khéo léo tính toán thì bạn có thể rơi vào những khoản nợ trên trời rơi xuống.
Hãy lập kế hoạch chi tiêu cho mình sao thật hợp lý. Dưới đây là 7 tip giúp bạn quản lý ngân sách trong những năm đại học:
1. Lập ngân sách chi tiêu
Đầu tiên, hãy xác định xem bạn cần bao nhiêu cho việc học (có thể tính theo học kỳ hay theo quý nếu bạn muốn). Ngân sách này sẽ bao gồm khoản tiền từ khi bạn bắt đầu tiết kiệm và có viện trợ tài chính, cũng như khoản tiền bạn mang theo khi đi học, làm thêm hay cho các phương tiện khác mỗi tuần. Sau đó hãy phân chi tổng số tiền đó cho số tuần và đó sẽ là ý kiến hay để giúp bạn có thể quản lý được số tiền bạn có thể tiêu mỗi tuần.
Hãy nhớ rằng không phải tất cả các tuần đều y như nhau. Một tuần có thể bạn bận rộn cho việc học và tiêu ít hơn số tiền đã dự tính. Tuần khác bạn có nhiều thời gian cho việc giải trí hơn và thế là tiêu tiền nhiều hơn. Điều đó cũng có thể ổn miễn là bạn phân chia một cách hợp lý cho cả khóa học.
2. Theo dõi việc chi tiêu của bạn
Ghi chép lại khoản tiền mà bạn tiêu mỗi tuần và tiêu vào việc gì. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được khoản tiền sẽ tiêu và biết cần phải bỏ những khoản nào.
Hầu hết những sinh viên nào theo dõi chi tiêu của họ đều ngạc nhiên vì những khoản chi tiêu đó chỉ dành cho những thứ nhỏ nhặt; 2USD cho một phần latte ở đây, 3 USD cho việc tải nhạc ở kia rồi đến khi bạn biết được điều đó thì một nửa trợ cấp cho tuần cũng bay mất. Việc ghi chép lại những khoản cần chi tiêu sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của việc tích lũy tiền bạc cũng như thấy được hậu quả của việc vung tiền ra cửa sổ.
3. Hãy thực tế
Cũng như một sinh viên với việc chi tiêu giới hạn, bạn sẽ không thể chi cho tất cả những gì bạn muốn. Một bộ phim vào dịp đặc biệt và 1 USD cho tối thứ 6 cuối tuần có thể được xem là chi tiêu có thể chấp nhận được nhưng mua sắm thả ga tại các trung tâm thương mại hay chăm sóc chân hàng tuần thì không nên cho lắm. Hãy chấp nhận rằng trong thời gian học đại học, những thứ sang trọng cao cấp có lẽ khá xa xỉ với bạn. Hãy nhận ra một điều rằng khi bạn mua một thứ nào đó nghĩa là bạn không thể mua thứ khác, vì vậy hãy nên ưu tiên cho những thứ thật cần thiết.
4. Chỉ dùng thẻ tín dụng cho những trường hợp khẩn cấp
Thẻ tín dụng thường gây nên những nỗi phiền muộn cho sinh viên. Sự cám dỗ sẽ trở nên rất mạnh mẽ trong việc phô trương quần áo mới hay những buổi tối đắt đỏ, nhất là khi bạn đã sống đơn giản trong nhiền tháng liền.
Nếu có hẳn một thẻ tín dụng trong tay, bạn có thể mua sắm những thứ xa xỉ ấy ngay lập tức. Nhưng bạn cần lường trước rằng bạn sẽ rơi vào nỗi lo lắng cho một khoản nợ tín dụng khi bạn tốt nghiệp chưa kể thẻ bị nợ còn có thể bị phong tỏa. Nếu bạn đang sử dụng thẻ tín dụng thì nên dung nó trong những trường hợp cần thiết như sửa xe những lúc không mong muốn, thuốc men khi bệnh tật, hàng tạp phẩm trong lúc kỳ thi làm bạn lỡ mất một tuần làm việc hay những trường hợp khẩn cấp tương tự.
5. Hãy dàn trải những thứ bạn cần chi tiêu
Thời gian bắt đầu năm học mới sẽ khiến bạn chi một khoản lớn cho tất cả trong một lần: tiền học phí, các loại phí khác, chuyện ăn uống, vv…Tuy nhiên vẫn có một vài chi phí có thể dàn trải ra trong suốt thời gian khóa học theo học kỳ hay năm.
Sách giáo khoa là một ví dụ điển hình. Cơ bản thì bạn không cần phải mua hết tất cả các quyển sách ngay ngày đầu tiên nhập học; có thể bạn sẽ chẳng cần đến chúng cho đến khi kết thúc môn hay ngay cả khi bạn đang học về nó.Vì vậy, thay vì thêm gánh nặng cho việc chi trả chúng một lần ngay đầu năm học mới thì thì bạn chỉ nên mua chúng khi cần thiết. Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc này cho những chi tiêu khác như bảo hiểm xe hay nhà cửa.
6. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, hãy lên tiếng
Thỉnh thoảng, dù cho bạn cố gắng hết mức có thể nhưng nỗ lực để quản lý ngân sách chi tiêu cũng có thể bị thất bại. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta thường có xu hướng tránh đề nghị sự giúp đỡ từ ai đó và muốn vượt qua nó một mình. Nhưng thật không may rằng điều đó sẽ gây nên nhiều vấn đề hơn nữa và cả một cái hố sâu tài chính. Nếu bạn cảm thấy chính mình đang rơi vào sự phiền muộn thực sự thì hãy đến gặp gia đình (hay người khác có thể hỗ trợ bạn) ngay lập tức. Giải quyết vấn đề sớm và rút ra bài học từ lỗi sai sẽ giúp bạn giảm thiểu những thiệt hại.
7. Hãy để những kinh nghiệm chỉ dẫn cho bạn cách thức điều chỉnh ngân sách
Sau lần đầu tiên áp dụng quản lý ngân sách và theo dõi chi tiêu, bạn sẽ dễ dàng đánh giá được bạn sẽ chi bao nhiêu tiền cho tương lai. Bạn có bị bị thâm hụt mỗi tuần, buộc bạn phải vay mượn hay chi trả nhiều hơn? Vậy thì bạn nên có một công việc part-time hay đăng ký chương trình vừa học vừa làm. Bạn có thấy thứ bạn có nhiều hơn thứ bạn thực sự cần? Có lẽ bạn nên kết thân với càng ít sinh viên cho vay tiền, điều đó sẽ giúp bạn giảm bớt đi việc nợ nần cho đến khi tốt nghiệp.
Cuối cùng, mục tiêu của bạn là: Hoàn thành việc học thành công với càng ít món nợ càng tốt. Những tip bên trên với những kỷ luật đi kèm với nó có thể khiến mục tiêu đó trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy hãy chi tiêu một cách khôn ngoan và rồi bạn sẽ gặp may mắn trong năm học mới!
Yến Lê lược dịch từ US News University Directory
Ông Nguyễn Xuân Thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du học UE. Với sứ mệnh giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam vươn ra biển lớn để học hỏi, thành công quay về xây dựng Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Trong 19 năm qua, ông đã tư vấn, định hướng du học cho hàng ngàn bạn trẻ đến học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, New Zealand,... Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết và khát vọng, ông tin rằng việc chia sẻ kiến thức du học tích lũy trong nhiều năm qua đã giúp được nhiều bạn trẻ của Việt Nam vươn ra biển lớn thành công!
Bài viết liên quan