Sundy Roast: Người ta nhớ tới ẩm thực nước Anh không vì những món ăn cầu kỳ và độc đáo. Những món ăn của người Anh thường đơn giản và ít gia vị. Một minh chứng rõ ràng nhất là món sandwich: chỉ có 2 miếng bánh mì ghép cùng vài miếng thịt nguội, một ít rau xanh và bơ cho bữa sáng. Cái gu ăn uống kiểu Ăng-lê này đã bị nhiều người cho là nhàm chán. Tuy nhiên, nếu vào một ngày cuối tuần nào đó, bạn được thử món Sunday roast của xứ sở sương mù thì bạn sẽ nghĩ khác.
Món “quốc hồn quốc túy” này được chế biến rất đơn giản, nhưng thưởng thức nó thì thật là tuyệt vời. Món bánh này gồm thịt nướng trong lò oven vừa chín tới, rưới đều chút nước xốt có vị giấm chua hoặc mù tạc ăn kèm các loại rau củ như khoai tây nướng, cải xanh luộc chín hay cà rốt bỏ lò pha mật ong, đặc biệt không thể thiếu những chiếc bánh pudding, làm từ bột mì có hình chén tròn rất xinh xắn.
Ai đến Anh Quốc một khi đã thưởng thức vị béo thơm của bánh mới nướng quyện với vị nồng nồng của thịt chẳng những xua tan định kiến về một nước Anh nghèo nàn về ẩm thực, mà còn như bị mê hoặc muốn ở lại thêm vài ngày nữa.
Orange marmalade (Mứt cam): Trong tiếng Anh, khi mọi loại mứt khác (mơ, mận, dâu…) đều được gọi chung bằng từ “jam”, thì mứt cam độc chiếm từ “marmalade”. Mứt cam không chỉ làm từ ruột, mà cả cùi và vỏ cam nữa. Mỗi miếng mứt là một bản giao hưởng cho vị giác: chút the đắng từ vỏ, ngọt mà vẫn phảng phất chua, khi tan trên lưỡi, khi giòn giòn của cùi. Mứt cam được ăn kèm bánh mì nướng buổi sáng, dùng để nấu ăn, làm bánh…
Roast (thịt bỏ lò): Theo truyền thống, cứ mỗi chủ nhật, các gia đình lại quây quần bên bữa ăn gọi là “Sunday roast”. “Siêu sao” của bữa ăn là món thịt bỏ lò thơm lừng, quen thuộc nhất có thể là thịt bò, nhưng thịt gà, lợn, cừu hoặc chim rừng cũng khá phổ biến. Rau củ dùng chung với thịt thường là khoai tây, cà rốt, súp lơ xanh, đậu hạt… hấp hoặc bỏ lò cùng thịt. Sốt đi kèm được nấu từ nước thịt tiết ra trong quá trình nấu. Sunday roast nhiều khi còn có món phụ như Yorkshire pudding (Món bánh trứng sữa nướng bằng mỡ tiết từ thịt. Bánh giòn xốp, ăn khi mới ra lò nóng hổi.) hay applesauce (Táo nấu mềm với quế và chanh rồi nghiền nhuyễn).
Cottage pie: Loại bánh truyền thống với điểm đặc trưng là lớp khoai tây nghiền bơ dày nướng vàng. Bên dưới lớp khoai có thịt, thường là bò hoặc cừu, xào sơ với ngô hạt, đậu hạt, cà rốt thái hạt lựu. Thịt đậm đà, khéo nêm gia vị. Khoai nghiền mềm mịn tan ra trong miệng, lớp khoai trên cùng lại vàng giòn, thơm mùi lá xạ hương (thyme), ăn rất thú vị. Cottage pie ban đầu được sáng tạo ra để tận dụng thịt thừa từ “Sunday roast” song nó nhanh chóng trở nên được yêu thích rộng rãi, Một món bánh ngon, rẻ, dễ ăn, dễ làm, giàu dinh dưỡng mặc dù có thể chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam nhưng hẳn sẽ hợp khẩu vị của nhiều người.
Herring (cá trích): Ở Anh, cá trích thường được xẻ đôi theo chiều dọc suốt từ miệng đến đuôi sao cho hai nửa vẫn dính vào nhau, bỏ ruột và làm sạch, rồi muối và hun khói. Ở dạng này, cá trích được gọi là kippers. Kippers cần được chế biến thêm trước khi ăn: luộc, chiên, nướng hay bỏ lò. Cá trích kippers là một phần đặc sắc của một bữa sáng kiểu Anh, bên cạnh trứng bác, xúc xích hoặc thịt ba chỉ hun khói chiên, bánh mì nướng và mứt.
Trứng scotch : Hầu như người Anh nào cũng biết chế biến món trứng đẹp mắt này. Bí ẩn chính là khi bạn luộc một quả trứng trong thịt xúc xích rán với vụn bánh mỳ. Khi bạn cắt đôi nó ra, bạn sẽ thấy nó tựa như mặt cắt của trái đất, và “trái đất” này sẽ tỏa khói mời gọi bạn lắm đó!
Pudding hấp mật: Bánh tráng miệng là món ăn thực sự thích hợp cho mùa đông , bánh pudding cung cấp cho bạn những năng lượng cần thiết để tồn tại trong mùa đông nước Anh. Bánh pudding hấp mật cơ bản là một loại bánh hấp làm bằng bột và được đồ lên trên một lớp mật ngon tuyệt . Khi đến nước Anh du khách không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức loại bánh này .
Kem đông có mặt trong hầu hết món tráng miệng ở Anh. Đặc biệt tại vùng quê Tây Nam – nơi sản sinh ra nó trước tiên, dấu ấn này càng sâu đậm. Nếu đi dọc bờ biển Cornwall hay Devon, mua một cây kem quế từ những chiếc xe bán dạo màu trắng nhỏ xinh, người bán sẽ luôn tặng bạn một chút kem đông lên trên cùng, như lời giới thiệu cho hương vị độc đáo của quê hương mình. Tương tự, các món kem từ sữa bò nguyên chất ở đây cũng luôn được dùng kèm với kem đông.
Món kem đông không chỉ là một phụ gia thêm vào những món tráng miệng, nó còn đóng vai trò chính trong món trà kem – một yếu tố không thể thiếu trong văn hoá trà chiều ở Anh. Trải qua một cuộc hành trình dài từ những vùng quê xa xôi đến thủ đô London cổ kính, trà kem có không ít hình thức khác nhau, nhưng vẫn giữ nguyên được sự kết hợp tinh tế, hài hoà giữa vị ngọt béo của kem đông với vị thanh nhẹ đặc trưng trong tách trà Anh Quốc
Tea (trà): Anh là nước tiêu thụ trà lớn nhất thế giới – bình quân một người Anh tiêu thụ tới 2,6kg trà khô mỗi năm! Có câu nói vui: cứ đến giờ trà chiều là mọi người Anh bỏ công, bỏ của chạy đi thưởng trà. Trong bữa trà chiều (afternoon tea), trà được dùng kèm với rất nhiều loại bánh ngọt nhỏ xinh và mứt ngọt. Cái ngọt sắc của bánh trái được vị trà thơm, chát trung hòa; trà làm miếng bánh mềm thơm tan trong miệng. Ngoài ra, ngườiAnh còn uống trà với đồ mặn như bánh kẹp sandwiches. Trên thực tế, sandwiches ra đời từ một bữa tiệc trà!
Ông Nguyễn Xuân Thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du học UE. Với sứ mệnh giúp cho các bạn trẻ tại Việt Nam vươn ra biển lớn để học hỏi, thành công quay về xây dựng Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Trong 19 năm qua, ông đã tư vấn, định hướng du học cho hàng ngàn bạn trẻ đến học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh, New Zealand,... Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết và khát vọng, ông tin rằng việc chia sẻ kiến thức du học tích lũy trong nhiều năm qua đã giúp được nhiều bạn trẻ của Việt Nam vươn ra biển lớn thành công!
Bài viết liên quan