10 lời khuyên để bắt đầu việc học tập ở nước ngoài
Học tập ở nước ngoài có thể là thử thách khá khó khăn cho giới trẻ. Sống cách xa môi trường quen thuộc có thể gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, đặc biệt là đối với người châu Á.
Nếu bạn đang có dự định du học Mỹ, du học Úc, du học Canada hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình hành trang về tư tưởng thật tốt để thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho các bạn.
1. Kết nối với cộng đồng trực tuyến
Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể kết nối với các sinh viên khác là thông qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Bạn có thể tham gia vào nhóm các bạn đã du học, sắp du học hoặc đang có ý định đi du học. Hãy đặt ra nhiều câu hỏi mà bạn còn đang thắc mắc và cần giải đáp. Hãy tin tôi, những người khác sẽ luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin mà họ có để giúp bạn có thể bắt đầu cuộc sống thuận lợi nhất có thể.
Bạn cũng có thể theo dõi tài khoản cá nhân của các anh chị đi trước để cập nhật những thông tin về trường học và cuộc sống.
Nếu bạn đã xác định được điểm đến chính xác của mình, hãy liên lạc với văn phòng trường Đại học để hiểu thêm về trường học, về chương trình học, khóa học và các cộng đồng mạng xã hội của trường.
2. Tải các app ứng dụng
Tiếp xúc văn hóa và tham quan là một cách tuyệt vời để dành thời gian của bạn và làm quen với ngôi nhà mới của bạn trong vài tháng tới. Hãy thử sử dụng một vài ứng dụng hữu ích như bản đồ, địa điểm ăn uống – vui chơi,… để có thể dễ dàng tìm các nhà hàng, địa điểm nổi tiếng, bảo tàng, chuyến đi trong ngày, chuyến tham quan và hoạt động được đề xuất.
Bạn có thể ghi chép các điểm đến vào 1 cuốn sổ phòng trường hợp mạng di động có vấn đề hoặc điện thoại của bạn hết pin.
>> Du học Canada - Tìm hiểu hệ thống bằng cấp
3. Tham gia blog, câu lạc bộ sinh viên trực tuyến của trường
Xem các blog sinh viên trực tuyến để tham khảo góc nhìn của họ. Họ có thể cung cấp lời khuyên có giá trị từ kinh nghiệm của riêng họ giúp bạn trả lời một số câu hỏi hoặc lo lắng của bạn. Lấy cảm hứng từ câu chuyện của họ - bạn có thể bắt đầu viết về học kỳ của bạn ở nước ngoài để người khác đọc và tham khảo.
Bạn hãy đi đến nơi sinh hoạt một vài câu lạc bộ trong trường và đăng ký tham gia. Đây là một gợi ý tuyệt vời để bạn hòa nhập nhanh nhất với ngôi nhà mới.
4. Đặt vé máy bay về nhà
Lên kế hoạch cho thời gian bạn có thể trở về nhà. Hãy tham khảo thông tin về visa, thị thực, các kỳ nghỉ và thời gian bạn được phép xuất nhập cảnh trước khi bạn lên kế hoạch về nhà.
Việc này sẽ khiến cho bạn chủ động sắp xếp công việc và tiết kiệm một khoản chi phí kha khá cho việc đi lại bằng vé máy bay giá rẻ.
Trước khi về, hãy liệt kê những người bạn sẽ gặp và những việc bạn muốn làm. Thời gian ở nhà không có nhiều nên bạn phải tận dụng từng phút giây quý giá.
5. Mang theo những vật dụng yêu thích của bạn
Nếu bạn quá yêu thích cái chăn lông mềm mại hay đôi dép gấu của mình thì hãy mang theo sang nơi ở mới. Được nhìn ngắm và sử dụng những đồ dùng yêu thích sẽ là cách để bạn cảm thấy thân thuộc và không quá bỡ ngỡ với một căn phòng mới.
6. Làm quen với ngôn ngữ
Hãy tham gia một số khóa học ngôn ngữ ngắn hạn trực tuyến trên các trang web. Bạn cũng có thể tải xuống ứng dụng từ điển ngôn ngữ trên điện thoại của mình.
Ứng dụng Google Dịch đặc biệt hữu ích khi bạn muốn đọc hiểu những hướng dẫn sử dụng trên các gói thuốc, đồ nội thất,… Chỉ cần chụp ảnh và tải lên, sẽ có những hướng dẫn cơ bản cho bạn khi bạn không muốn mất thời gian vào việc gõ mỗi từ.
>> Thi quốc tịch Mỹ cần chuẩn bị những gì?
7. Suy nghĩ tích cực
Đừng để người khác lo lắng cho bạn và tránh những người gây phiền toái cho bạn.
Nếu bạn thấy nghi ngờ quyết định của mình và có cảm giác lo lắng thì hãy hít thở thật sâu:
- Cố gắng chống lại mọi suy nghĩ tiêu cực với một ý nghĩ tích cực: “Tôi có thể bỏ lỡ mọi thứ ở nhà, nhưng tôi sẽ bắt đầu một chương mới của cuộc đời tôi với những người mới, nơi tôi có thể khám phá một thành phố mới”.
- Tìm một giải pháp cho những suy nghĩ tiêu cực: “Tôi lo lắng tôi sẽ không biết ai ... nhưng tôi có thể tiếp cận với một số sinh viên khác trong nhóm Facebook và kết nối với một số người mới”.
Hãy nghĩ như thế nhé.
8. Đặt lịch để nói chuyện với bạn bè/gia đình của bạn
Mỗi ngày hãy giành ra một chút thời gian để nói chuyện với bạn bè và gia đình của bạn.
Điều phối lịch trình của mình để đảm bảo bạn vẫn giữ liên lạc, ngay cả khi bạn đang ở nửa bên kia của thế giới.
9. Tận hưởng những chuyến đi
Một học kỳ ở nước ngoài chỉ là một vài tháng trong cuộc sống của bạn, nắm lấy cơ hội mà bạn có! Bạn có thể dành kỳ nghỉ của mình cho 1 vài chuyến đi, các điểm tham quan. Đừng nằm lỳ ở trong nhà hay chỉ quanh quẩn ở khu bạn sống. Ra ngoài tìm hiểu đường phố và văn hóa của họ, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng tượng được.
10. Hãy sắp xếp mọi thứ chu đáo
Bắt đầu sắp xếp mọi thứ sớm để tránh hoảng loạn vào phút cuối. Tạo danh sách đồ đạc cần đóng gói, kiểm tra một chút mỗi ngày. Giấy nhập học, hộ chiếu, giấy tờ cá nhân, tài liệu quan trọng là những thứ phải được đặt ở nơi an toàn nhất.
Hãy bắt đầu cuộc sống du học một cách sẵn sàng bạn nhé!
>> Muốn thành công hãy đọc ngay 5 cuốn sách này
- Quốc Huy -
Hotline: 090 295 1717 CÔNG TY DU HỌC UE |